Cho E là ancol đơn chức, mạch hở; T là axit cacboxylic no có phân tử khối nhỏ hơn 120. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol E cầ?
Cho E là ancol đơn chức, mạch hở; T là axit cacboxylic no có phân tử khối nhỏ hơn 120.
Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol E cần đủ 3 mol O2. Trộn 0,1 mol E với a mol T (theo đúng tỉ lệ mol phản ứng) rồi đun nóng với xúc tác H2SO4 đặc, thu được 4,8 gam este G (chỉ chứa một loại nhóm chức) với hiệu suất 60%. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. T là axit oxalic.
B. G là este no, mạch hở.
C. Phân tử G có 10 nguyên tử hiđro.
D. E có nhiệt độ sôi cao hơn axit fomic.

Đáp án B

HD: ♦ giải đốt 1 mol E dạng CnH2n + 2 – 2kO + 3,0 mol O2 –––to–→ CO2 + H2O.

Phương trình đốt:

tỉ lệ phản ứng nE : nO2 cần đốt = 2 : (3n – k) = 1 : 3 ⇒ 3n – k = 6.

Lại theo bảo toàn O có: 2nCO2 + nH2O = 3 × 2 + 1 = 7 ⇒ nCO2 < 3,5 ⇔ n ≤ 3.

Theo đó, có 2 TH xảy ra: n = 2, k = 0 → ancol E là C2H5OH (ancol etylic).

nếu n = 3 ⇒ k = 3 → công thức phân tử của E là C3H2O không có cấu tạo thỏa mãn → loại.!

➤ axit T no có M < 120 ⇒ T là axit đơn chức hoặc hai chức (không thể nhiều hơn được vì 45 × 3 = 135 > 120).

phản ứng E + T → este G + H2O và trộn 0,1 mol E với a mol T đúng tỉ lệ

⇒ hiệu suất phản ứng tính theo axit hay ancol đều là như nhau, X đơn chức

nhưng Y có thể là đơn chức hoặc 2 chức ⇒ chúng ta lại xét tiếp 2 TH nữa:

• nếu axit T đơn chức ⇒ Meste = 4,8 ÷ (0,1 × 0,6) = 80 → không có este thỏa mãn.

• nếu axit T hai chức ⇒ Meste = 4,8 ÷ (0,1 × 0,6 ÷ 2) = 160 = 2 × (44 + 29) + 14

⇒ cấu tạo của este G là CH2(COOC2H5)2 ⇒ axit T là CH2(COOH)2..

⇒ các phát biểu A, C, D sai. Chỉ có phát biểu B đúng. Chọn B. ♦.