Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) và một ancol no, hở đa chức T (phân tử không có quá ?
Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) và một ancol no, hở đa chức T (phân tử không có quá 4 nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn m gam A thì tạo ra hỗn hợp CO2 và 3,24 gam H2O. Tiến hành este hóa hoàn toàn hỗn hợp A trong điều kiện thích hợp thì hỗn hợp sau phản ứng chỉ thu được 1 este E đa chức và H2O. Để đốt cháy hoàn toàn lương E sinh ra cần 3,36 lít O2 thu được hỗn hợp CO2 và H2O thỏa mãn 4nE = nCO2 – nH2O. Thành phần % về khối lượng của Y trong hỗn hợp A là?
A. 16,82.
B. 14,47.
C. 28,30.
D. 18,87.

Đáp án D

HD: Biện luận: tương quan: 4nE = nCO2 – nH2O ||→ E có 5 π.

► chú ý điểm đặc biệt E được tạo từ 3 axit đều no, mạch hở;

và từ một ancol cũng là no mạch hở có tối đa 4C ⇄ tối đa 4 chức ⇄ E có tối đa 4πCO.

Vậy còn 1π của E do đâu nữa? À, axit không nói đơn chức, nếu nếu có 1 thằng 2 chức

thì sẽ đính với 2 chức ancol làm thành 1 vòng là 1πvòng nữa là đủ → ok rồi.!

Như vậy, este E có dạng CnH2n – 8O8 đốt cần 0,15 mol O2 → CO2 + H2O (*).

chú ý tiếp, nếu có x mol T thì nE = x mol và nH2O este hóa = 4x mol.

A → E + H2O (đây là H2O este hóa) (||→ X, Y, Z, T có cùng số mol)

||→ tương quan đốt A và E có nH2O khi đốt E = 0,18 – 4x mol.

||→ nCO2 khi đốt E = 0,18 mol vì x = nE. Ở (*) bảo toàn O giải ra x = 0,02 mol.

||→ số CE = 9 = 4số C ancol tối đa + 2số C axit 2 chức tối thiểu + (1 + 2)số C X ≠ Y duy nhất còn lại)

||→ X là HCOOH; Y là CH3COOH; Z là (COOH)2 và T là C4H6(OH)4

Theo đó mY = 12 gam và mA = 6,36 gam ||→ yêu cầu %mY trong A ≈ 18,87%. Chọn D. ♠.