Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: AA × aa, thu được?
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: AA × aa, thu được các hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thụ phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3
A. 31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
B. 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
C. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
D. 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.

Đáp án B

Ta có: Thể tứ bội \(\textbf{AAaa}\) giảm phân tạo ra \(\dfrac{1}{6}\)\(\textbf{AA}\) : \(\dfrac{4}{6}\)\(\textbf{Aa}\) : \(\dfrac{1}{6}\)\(\textbf{aa}\)

P: \(\textbf{AA}\) × \(\textbf{aa}\) → \(\textbf{Aa}\)

F1 bị cônsixin tác động phát triển thành các cây F1 tứ bội (\(\textbf{AAaa}\))

F1 × F1: \(\textbf{AAaa}\) × \(\textbf{AAaa}\)

F2: \(\textbf{1AAAA}\) : \(\textbf{8AAAa}\) : \(\textbf{18AAaa}\) : \(\textbf{8Aaaa}\) : \(\textbf{1aaaa}\)

Cho F2 giao phối ngẫu nhiên và F2 giảm phân tạo ra các giao tử lưỡng bội (\(\textbf{AA}\), \(\textbf{Aa}\), \(\textbf{aa}\))

Ta có:

- \(\textbf{AAAA}\) → \(\textbf{1AA}\)

- \(\textbf{AAAa}\) → \(\textbf{1AA}\) : \(\textbf{1Aa}\)

- \(\textbf{AAaa}\) → \(\textbf{1AA}\) : \(\textbf{4Aa}\) : \(\textbf{1aa}\)

- \(\textbf{Aaaa}\) → \(\textbf{1Aa}\) : \(\textbf{1aa}\)

- \(\textbf{aaaa}\) → \(\textbf{1aa}\)

Tỉ lệ giao tử aa được tạo ra từ cơ thể F2 là: \(\dfrac{18}{36}\) × \(\dfrac{1}{6}\) + \(\dfrac{8}{36}\) × \(\dfrac{1}{2}\) + \(\dfrac{1}{36}\) = \(\dfrac{2}{9}\)

Tỉ lệ kiểu hình hoa trắng ở F3 là: \(\dfrac{2}{9}\) × \(\dfrac{2}{9}\) = \(\dfrac{4}{81}\)

Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F3 là: 1 − \(\dfrac{4}{81}\) = \(\dfrac{77}{81}\)

⇒ 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.

Đáp án B
Designed by Moon.vn