Ở một loài thực vật. Xét 1 cặp alen B và b quy định hình dạng quả. Do đột biến đã tạo ra các thể ba, thể tứ bội. Loại cá?
Ở một loài thực vật. Xét 1 cặp alen B và b quy định hình dạng quả. Do đột biến đã tạo ra các thể ba, thể tứ bội. Loại cá thể tứ bội có kiểu gen BBbb được xuất hiện do sự chi phối của cơ chế nào sau đây?
1. Tự đa bội
2. Dị đa bội
3. Loại giao tử bất thường Bb gặp nhau qua thụ tinh.
4. Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với bb.
5. Lai hữu tính giữa các cây tứ bội trong quần thể.
Số phương án có thể đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.

Đáp án D

Ở loài thực vật lưỡng bội, xét 1 cặp alen B và b quy định hình dạng quả có thể tạo thành các kiểu gen: BB, Bb, bb.
Loại cá thể tứ bội có kiểu gen BBbb được xuất hiện do:
+ Cơ thể lưỡng bội Bb được đa bội hóa.
+ Sự kết hợp của 2 giao tử đột biến Bb.
+ Sự kết hợp của 2 giao tử đột biến BB và bb.
Xét các cơ chế của đề bài:
1. Tự đa bội: Cơ chế này đúng vì cơ thể lưỡng bội Bb tự đa bội tạo thành BBbb.
2. Dị đa bội: Cơ chế này sai vì dị đa bội là cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà ở đây chỉ xét 1 loài thực vật nên cơ thể BBbb không thể hình thành do cơ chế dị đa bội được.
3. Loại giao tử bất thường Bb gặp nhau qua thụ tinh. Cơ chế này đúng, giao tử Bb kết hợp với giao tử Bb sẽ tạo nên cơ thể BBbb.
4. Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với bb. Cơ chế này đúng, giao tử BB kết hợp với giao tử bb sẽ tạo nên cơ thể BBbb.
5. Lai hữu tính giữa các cây tứ bội trong quần thể. Cơ chế này đúng vì giả sử cơ thể ban đầu là:
P: BBBB x bbbb
GP: BB bb
F1: BBbb
Vậy có 4 cơ chế có thể tạo ra kiểu gen BBbb là các cơ chế: 1, 3, 4, 5 → chọn đáp án D.
Designed by Moon.vn